Vật liệu ốp tường là gì? Những loại chất liệu ốp tường phổ biến hiện nay

Vật liệu ốp tường có tác dụng bảo vệ bề mặt giúp không gian trở nên đẹp mắt và sang trọng hơn. Từ gạch, gỗ, nhựa đến kính, mỗi loại đều có ưu, nhược điểm, phù hợp với từng phong cách thiết kế. 

Trong bài viết này, hãy cùng Dconstech khám phá các chất liệu ốp tường thông dụng nhất hiện nay. Từ ưu nhược điểm để tìm ra lựa chọn tối ưu cho không gian sống của bạn!

I. Vật liệu ốp tường là gì?

Các loại vật liệu ốp tường thường được sử dụng để trang trí, bảo vệ cho bề mặt tường. Chúng có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau mỗi loại đều có đặc điểm riêng.

II. Các loại vật liệu ốp tường

2.1. Tường gạch

Tường gạch là loại tường được xây dựng bằng cách xếp chồng các viên gạch lại với nhau. Đây là kiểu tường phổ biến nhất trong xây dựng, cho cả công trình dân dụng và công nghiệp.

Tường gạch

Hình 1: Tường gạch 

2.1.1. Ưu điểm:

– Độ bền cao: Có khả năng chịu lực tốt, đặc biệt khi sử dụng gạch chất lượng cao và xây đúng kỹ thuật.

Cách âm, cách nhiệt tốt: So với tường bê tông, tường gạch giúp giảm tiếng ồn và giữ nhiệt tốt hơn.

Dễ thi công, sửa chữa: Xây dựng đơn giản, không yêu cầu thiết bị phức tạp. 

Chi phí hợp lý: Thường thấp hơn so với tường bê tông hay các loại vật liệu xây dựng hiện đại khác.

2.1.2. Nhược điểm:

– Thời gian thi công lâu: Do phải xếp từng viên gạch và chờ vữa khô, việc xây dựng mất nhiều thời gian hơn.

Trọng lượng nặng: Có khối lượng lớn, làm tăng tải trọng công trình, yêu cầu móng vững chắc.

Dễ thấm nước: Dễ bị hút nước, gây ẩm mốc và làm giảm tuổi thọ công trình.

Không linh hoạt trong thiết kế: hạn chế trong việc tạo hình kiến trúc phức tạp.

2.2. Tường bê tông

Tường bê tông là loại tường được xây dựng bằng cách đổ hỗn hợp bê tông. Tùy theo mục đích sử dụng, được làm có thể làm bằng bê tông cốt thép hoặc bê tông không cốt thép.

Tường bê tông

Hình 2: Tường bê tông

2.2.1. Ưu điểm:

Độ bền và khả năng chịu lực cao: Chịu tải tốt, phù hợp cho các công trình lớn hoặc nhà cao tầng.

Chống thấm tốt: Khi được thi công đúng cách, sẽ khả năng chống thấm và chống ẩm cao.

Cách âm, cách nhiệt tốt: Vì độ dày cao nên giúp giảm tiếng ồn và giữ nhiệt độ ổn định trong nhà.

Linh hoạt trong thiết kế: Có thể đúc thành nhiều hình dạng khác nhau. Phù hợp với các thiết kế kiến trúc hiện đại.

Ít phải bảo trì: Không bị nứt vỡ hay xuống cấp nhanh như tường gạch nếu thi công đúng kỹ thuật.

2.2.2. Nhược điểm:

Trọng lượng nặng: thường gây áp lực lên móng và kết cấu công trình, cần tính toán kỹ.

Khó sửa chữa, lắp đặt: Nếu cần thay đổi thiết kế, đục tường để đi dây điện, ống nước sẽ rất khó khăn và tốn nhiều công sức.

Chi phí cao: Vật liệu và nhân công cho tường bê tông thường đắt hơn so với tường gạch.

Thời gian thi công lâu: Quá trình đổ bê tông, chờ khô và bảo dưỡng mất nhiều thời gian hơn so với việc xây tường gạch.

2.3. Tường đá

Tường đá là loại tường được xây dựng bằng cách xếp các viên đá tự nhiên hoặc nhân tạo và liên kết với nhau. Thường được sử dụng trong các công trình biệt thự, nhà vườn, công trình có yêu cầu cao về thẩm mỹ và độ bền.

Tường đá

Hình 3: Tường đá

2.3.1.Ưu điểm:

– Độ bền cực cao: Đá là vật liệu tự nhiên có khả năng chống chịu tốt với thời tiết, không bị mục nát hay hư hỏng theo thời gian.

Chịu lực tốt: Tường đá có thể chịu được tải trọng lớn, phù hợp cho các công trình cần kết cấu vững chắc.

Chống thấm, chống cháy: Đá có khả năng chống nước tốt hơn tường gạch và không bị cháy, giúp tăng độ an toàn cho công trình.

Tính thẩm mỹ cao: Tường đá mang lại vẻ đẹp sang trọng, tự nhiên, phù hợp với phong cách kiến trúc cổ điển hoặc hiện đại.

Không cần bảo trì nhiều: Không bị ảnh hưởng bởi mối mọt, nấm mốc hay các tác nhân môi trường như gió, mưa.

2.3.2. Nhược điểm:

– Chi phí cao: Giá thành vật liệu và công thợ xây dựng tường đá cao hơn nhiều so với tường gạch hoặc bê tông.

Khó thi công: Đá có trọng lượng lớn, khó cắt gọt và yêu cầu thợ lành nghề để đảm bảo độ chính xác trong quá trình xây dựng.

Trọng lượng nặng: Tường đá gây áp lực lớn lên móng nhà, yêu cầu nền móng chắc chắn để đảm bảo an toàn.

Khả năng cách nhiệt kém: Đá hấp thụ nhiệt nhiều vào ban ngày và tỏa nhiệt vào ban đêm, có thể làm thay đổi nhiệt độ trong nhà.

Khó sửa chữa: Nếu cần thay đổi kết cấu hoặc đục tường để lắp đặt sẽ rất khó khăn và tốn nhiều công sức.

2.4. Tường gỗ

Tường gỗ là loại tường được làm từ các tấm gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp. Thường được sử dụng trong các công trình nhà gỗ truyền thống, biệt thự, v.v.

Tường gỗ

Hình 3: Tường gỗ

2.4.1. Ưu điểm:

Tính thẩm mỹ cao: Gỗ mang đến vẻ đẹp sang trọng, tự nhiên và ấm cúng, phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc.

Cách nhiệt tốt: Khả năng cách nhiệt tốt hơn bê tông và gạch, giúp giữ ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

Trọng lượng nhẹ: Nhẹ hơn so với các loại tường khác, giúp giảm tải trọng cho công trình và không yêu cầu móng quá chắc chắn.

Thi công nhanh: Tường gỗ có thể được lắp ráp nhanh chóng, đặc biệt với hệ thống tường gỗ lắp ghép sẵn.

Thân thiện với môi trường: Gỗ là vật liệu tự nhiên, có thể tái chế và ít gây hại đến môi trường.

2.4.2. Nhược điểm:

Dễ bị mối mọt, ẩm mốc: Nếu không được xử lý chống mối mọt và chống ẩm tốt, gỗ có thể bị hư hỏng theo thời gian.

Chống cháy kém: Gỗ dễ bắt lửa hơn so với bê tông, gạch hay đá, cần được xử lý chống cháy nếu sử dụng trong nhà ở.

Chi phí cao: Gỗ tự nhiên có giá thành cao, đặc biệt là các loại gỗ quý như lim, gõ đỏ, sồi…

Bảo trì phức tạp: Cần bảo dưỡng định kỳ để tránh cong vênh, nứt nẻ hoặc bạc màu do tác động của thời tiết.

Khả năng cách âm kém: Tường gỗ không cách âm tốt như tường bê tông hoặc tường gạch và các loại tường khác. Nên sẽ có thể gây ảnh hưởng đến sự riêng tư đến gia chủ.

2.5. Tường kính

Tường kính là loại tường được làm từ kính cường lực dán an toàn, kết hợp với khung nhôm, thép. Thường được sử dụng trong các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, v.v.

Tường kính

Hình 5: Tường kính

2.5.1.Ưu điểm:

– Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Giúp không gian sáng hơn, tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Tạo cảm giác không gian mở: Kính trong suốt giúp mở rộng tầm nhìn, tạo sự thông thoáng, hiện đại.

Tính thẩm mỹ cao: Mang lại vẻ sang trọng phù hợp với các công trình kiến trúc hiện đại.

Cách âm, cách nhiệt tốt: Có thể giảm tiếng ồn và hạn chế ảnh hưởng của thời tiết.

Dễ dàng vệ sinh: Bề mặt kính trơn, ít bám bẩn, dễ lau chùi hơn so với tường gạch hay bê tông.

Thi công nhanh gọn: Quá trình lắp đặt tường kính thường nhanh hơn so với tường gạch truyền thống.

2.5.2. Nhược điểm:

– Chi phí cao: So với các tường khác thì có giá thành vật liệu và lắp đặt cao hơn.

Hấp thụ nhiệt cao: Nếu không sử dụng kính cách nhiệt sẽ làm không gian bên trong nóng hơn vào mùa hè.

Cần bảo trì thường xuyên: Kính dễ bám bụi, vết nước, nên cần vệ sinh định kỳ để giữ được độ sạch.

Vấn đề riêng tư: Nếu không dùng kính mờ hoặc rèm che để che chắn. Tường kính có thể làm giảm sự riêng tư trong không gian làm việc và sinh hoạt.

2.6. Tường thép

Là loại tường được làm từ các tấm thép hoặc khung thép, có thể kết hợp với các loại vật liệu khác. Thường được sử dụng trong nhà xưởng, nhà tiền chế, kho bãi, v.v.

Tường thép

Hình 6: Tường thép

2.6.1. Ưu điểm:

– Độ bền cao: Thép có khả năng chịu lực tốt, chống va đập và không bị nứt vỡ.

Thi công nhanh: Được sản xuất sẵn theo modul và lắp đặt dễ dàng giúp tiết kiệm thời gian xây dựng.

Trọng lượng nhẹ: Nhẹ hơn tường bê tông hoặc gạch, giúp giảm tải trọng cho nền móng công trình.

Khả năng tái sử dụng: Khi cần di dời hoặc thay đổi kết cấu, tường thép có thể tháo lắp và tái sử dụng.

Khả năng chống cháy: So với gỗ, thép không bị mối mọt và có khả năng chịu nhiệt tốt hơn.

Dễ dàng kết hợp với vật liệu khác: Có thể kết hợp với kính, gỗ, nhôm và nhiều loại vật liệu khác. Để tăng tính thẩm mỹ và công năng sử dụng.

2.6.2. Nhược điểm:

– Dễ bị ăn mòn:

+ Nếu không được sơn phủ hoặc xử lý chống gỉ tốt.

+ Thép có thể bị oxi hóa khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.

Cách âm, nhiệt kém: Thép dẫn nhiệt và âm thanh tốt, không gian bên trong không bị nóng hoặc ồn.

Chi phí bảo trì cao: Để giữ cho tường thép luôn bền đẹp, cần bảo trì định kỳ bằng cách sơn chống gỉ.

Tính thẩm mỹ hạn chế: phù hợp với những thiết kế mang phong cách sang trọng, hiện đại.

III. Dịch vụ thiết kế, tư vấn tại Dconstech

3.1 Giới thiệu về Dconstech

Công ty Dconstech đã hoạt động gần 7 năm trong ngành xây dựng và thương mại. Quy tụ đội ngũ kỹ sư và kiến trúc sư dày kinh nghiệm và đầy nhiệt huyết.

Cam kết mang đến cho khách hàng những “sản phẩm có giá trị” bằng cách đầu tư công nghệ tiến tiến. Với đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường.

3.2. Dịch vụ thiết kế uy tín

– Thiết kế đa dạng: Chúng tôi cung cấp nhiều chất liệu ốp tường tùy vào yêu cầu của khách hàng.

– Chất lượng đảm bảo: Sử dụng các loại vật liệu cao cấp, thi công tỉ mỉ. Nên đảm bảo cầu thang bền vững theo thời gian.

– Tối ưu không gian: Các giải pháp thiết kế giúp tiết kiệm diện tích, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

 Thi công: Bảo hành 12 tháng kể từ ngày bàn giao.

– Dịch vụ trọn gói:

+ Từ tư vấn, thiết kế, thi công đến hoàn thiện.

+ Dconstech cam kết mang đến trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

– Giá cả cạnh tranh: Cung cấp giải pháp phù hợp với ngân sách, đảm bảo giá trị tốt nhất cho khách hàng.

Giá dịch vụ gồm: CP cố định (công khai) + Phụ phí.

Nếu bạn đang phân vân không biết lựa chọn màu sắc cho tường nhà như thế nào. Hãy truy cập vào dưới đây để xem màu sắc phù hợp với mệnh nhé.

Xem màu hợp mệnh với bạn tại đây nhé: https://dconstech.com.vn/xem-mau-hop-menh/ 

IV. Kết luận

Vật liệu ốp tường giúp bảo vệ bề mặt và tăng thẩm mỹ cho không gian. Việc lựa chọn vật liệu ốp tường phù hợp theo nhu cầu và ngân sách của khách hàng.

Dconstech sẽ cung cấp giải pháp thiết kế, thi công chuyên nghiệp. Luôn đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ cao cho ngôi nhà của bạn.

Hãy liên hệ ngay với Dconstech để nhận được tư vấn nhiệt tình nhé!

mess